Marley And Me

Marley And Me Marley And Me

Crank:High Voltage

Crank:High Voltage Crank:High Voltage

WATCHMEN - The Movie

WATCHMEN - The Movie WATCHMEN - The Movie

Bedtime Stories

Bedtime Stories Bedtime Stories
Latest News

Giới trẻ nghĩ gì về Truyện tranh Việt Nam? (P2)

Posted by bước đi của hạnh phúc on Thursday 3 September 2009 , under , , | comments (0)



Ngoài ra, trong việc sáng tác và xuất bản truyện tranh Việt Nam, không phải có nhiệt tình và tài năng là đủ đâu, mà còn chịu những khắc nghiệt do thị trường đưa tới nữa. Cách đây mấy năm, nếu các bạn theo dõi thì sẽ nhớ là có một tuyển tập truyện tranh màu rất đẹp, không hề thua kém truyện tranh nước ngoài, nội dung rất hay và in màu trên giấy láng do Họa sĩ Văn Minh thực hiện mang tên là Cọ Non, nói chung là rất tuyệt vời về nội dung và hình thức, thế mà ra chỉ được vài số là chết yểu, thật vô cùng đáng tiếc! Ngay cả những người trong nghề như chúng tôi cũng phải tiếc thay cho anh Văn Minh và nhiệt huyết của anh. Tôi chỉ đưa ra một thí dụ đó thôi để các bạn biết thế nào là tính khắc nghiệt của thị trường, một vài bài viết không thể nào nói hết được.


Chân dung họa sĩ trẻ Thành Phong


Những nguyên nhân đó đã làm nhụt chí và đã làm cho giới họa sĩ truyện tranh hầu hết bỏ nghề đi làm việc khác. Mười lăm năm trước đây, đội ngũ họa sĩ chúng ta có khá nhiều nhưng ngày nay Văn Minh đã chuyển nghề khác, Nguyễn Trung Tín tập trung cho việc giảng dạy, Hoàng Tường chuyển sang vẽ mỹ thuật, Đức Lâm chuyển sang biên dịch, Duy Hải chuyển sang nghề in lụa, Kim Mai Trúc Thanh, Lâm Quốc Trung, Lê Minh hầu hết đã có tuổi và đã ngưng sáng tác, số còn lại quay sang việc xuất bản truyện copy. Điều đáng mừng là còn Họa sĩ trẻ Lê Linh với bộ Thần Đồng Đất Việt với sự hà hơi tiếp sức của Cty Phan Thị nên sẽ đứng vững được, Nguyễn Tiến Sỹ với bộ truyện Dzom cũng thế, anh còn rất trẻ để sát cánh cùng truyện tranh Việt Nam, tạo ra những tập truyện hay và ưng ý.

Trong tình hình như thế, chúng ta cũng nhận thấy để vực dậy nền truyện tranh hiện nay không phải là dễ dàng gì, vì hơn mười năm nay, nói chính xác là từ khi bộ truyện Đôrêmôn xuất hiện ở Việt Nam và hàng loạt truyện Nhật Bản xuất hiện sau nó, giới trẻ đã có một cách nhìn khác, ham muốn hơn và đòi hỏi nhiều hơn.

Thành thật mà nói, đây chính là sự thất bại của giới họa sĩ vẽ truyện tranh của chúng tôi, vì trong thời điểm này, các họa sĩ không biết nắm tay nhau hợp sức lại để sáng tạo và phát triển, hầu cạnh tranh với cơn lốc manga anime, mà lại xé lẻ và manh mún, rất đông họa sĩ không thèm cầm bút vẽ nữa mà lại chuyển sang photocopy truyện Nhật rồi đem in, không ít người phất lên nhanh chóng và sắm xe hơi lia lịa, mạnh ai nấy làm vì không cần vẽ mà lại có tiền nhiều và nhanh, chỉ cần dịch lời, photo và viết lời là xong, thậm chí có họa sĩ không thèm cầm bút kim viết lời nữa kìa, họ bỏ tiền ra thuê người khác viết, và họ cho đó là thị trường, là thức thời, là biết làm ăn. Ngay chính các Nhà Xuất Bản cũng tiếp tay cho họ, cứ việc copy và xuất bản thoải mái, không vẽ nên hoàn thành bản thảo copy rất nhanh, kịp phát hành và lợi nhuận nhiều, ai mà chẳng ham?



Thần đồng đất Việt

Tình trạng ấy kéo dài hơn mười năm nay và cả đến tận bây giờ, quãng thời gian mười năm ấy đủ để đào tạo mấy thế hệ họa sĩ truyện tranh, thế mà chẳng ai quan tâm, chẳng ai nhắc nhở, chỉ còn một số rất ít vẫn chấp nhận cầm bút vẽ truyện tranh Việt Nam, đối trọng với cả một rừng truyện tranh nước ngoài, thế mà những cuốn truyện tranh Việt Nam ấy vẫn sống và sống cho đến tận hôm nay, bộ truyện CTX là một ví dụ. Rất nhiều người chê bai nó, nhưng phải hiểu rõ quá trình phấn đấu thì mới thông cảm được tâm huyết của những người thực hiện, nhiều người chê bai hết sức thậm tệ là vẽ xấu, là giáo dục tầm thường, nhưng tôi xin được hỏi, nếu quả tình truyện CTX tệ như thế thì làm sao nó vẫn tồn tại đến hơn 200 tập như bây giờ, người đọc không ngu dại gì cứ bỏ tiền ra mua những cuốn truyện dở như thế năm này qua năm khác, và cho đến tận hôm nay, cứ đều đặn 2 tuần phát hành một cuốn.


Thậm chí có nhà báo nọ viết rằng Truyện tranh là thế giới của sự cách điệu mà truyện CTX lại bê nguyên xi như ngoài đời đưa vào, xin thưa với anh là làm nghệ thuật thì phải trăm hoa đua nở, có truyện vẽ theo cách điệu, có truyện vẽ theo tả thực mới phong phú được chứ, chẳng lẽ cuốn nào cũng phải cách điệu cả sao? Đó có khi không phải là lỗi của họa sĩ, mà có thể là họ phải làm theo yêu cầu của đối tác và của NXB. Nhà báo ấy còn chê rằng trong lúc truyện tranh Nhật Bản vẽ áo quần kiểu này sang kiểu nọ rất đẹp, hậu cảnh thì đưa tới vùng Ai Cập huyền bí xa xôi, tới những lâu đài bí ẩn, còn truyện tranh CTX thì cứ quanh đi quẩn lại cảnh thôn quê đường làng, cảnh lớp học, đường phố, ngõ hẻm, trang phục thì nghèo nàn, cứ áo quần xanh trắng, khăn quàng trên vai chán ngắt, vậy xin hỏi anh là kịch bản truyện như vậy chẳng lẽ chúng tôi vẽ theo kiểu anime mới đúng ý anh ư? Hay là làm vậy thì người khác lại cho rằng chúng tôi khùng? Còn đâu là những cậu bé nghèo hiếu thảo, còn đâu là những học sinh ngoan giúp bạn vượt khó? Thiếu nhi ở Việt Nam đi học không vẽ khăn quàng thì vẽ gì đây? Gặt lúa chăn trâu mà không vẽ thôn quê đường làng thì vẽ gì đây? Chẳng lẽ vẽ cảnh chăn trâu trên phố phường Tokyo hay trong lòng kim tự tháp Ai Cập? Rất may là dưới bao lời chê bai đả kích của những người cực đoan, bộ truyện này vẫn được các bạn nhỏ tuổi dành cho sự ưu ái và đón nhận nên mới sống đến ngày hôm nay, và chúng tôi tin rằng, nó vẫn còn sống thêm một thời gian dài nữa, vì thiết nghĩ giáo dục không bao giờ thừa. Bộ truyện này của đối tác tư nhân liên kết bỏ tiền ra làm chứ có phải được Nhà nước bù lỗ đâu? Nếu nó không được các vị phụ huynh và các cháu thiếu nhi đón nhận mua về, thì chắc hẳn đối tác ấy sập
tiệm từ lâu rồi.

Có người lại bảo sao truyện của chúng ta vẽ xấu và không kỹ bằng Nhật Bản? Điều đó rất đúng, vì ở Nhật Bản, để thực hiện một cuốn truyện tranh, họ thường có một nhóm khoảng 7, 8 người hoạt động trong những điều kiện tối ưu, người chuyên viết kịch bản, người chuyên phân cảnh, người phác bằng bút chì, người chuyên viết chữ, người chuyên vẽ bút mực, người chuyên vẽ chi tiết, người chuyên tô màu, người chuyên về đổ tram và xử lý bằng vi tính, có vậy mới nhanh và đẹp được, còn ở Việt Nam chúng ta có ai đỡ đầu đâu mà lập nhóm? Họa sĩ thường phải tự mình thực hiện, tiền nhuận bút có đủ đâu mà thuê thêm người? Để vẽ một cuốn có chất lượng như Nhật Bản, một họa sĩ cần phải làm 3 tháng mới xong, tiền nhuận bút chỉ đủ cho anh ta sống 1 tháng, còn 2 tháng kia ngồi nuốt không khí mà vẽ à? Trong lúc cần phải hoàn thành nhanh cho kịp thời gian thì làm sao mà vẽ cho kỹ được? Do đó mà các họa sĩ phải liệu cơm gắp mắm, cố hoàn thành cho kịp giao bản thảo để phát hành cho nên chất lượng không được như Nhật Bản là đúng rồi.

Chúng ta biết phê phán, biết chê bai, sao chúng ta không thử bắt tay viết kịch bản cho hay hơn, cho giáo dục cao siêu hơn, cho hấp dẫn hơn đi, sao chúng ta không cầm lấy bút vẽ sáng tạo ra nhiều nhân vật hay đẹp để đưa đến tay người đọc những bộ truyện hay và hấp dẫn đi? Tóm lại, nói thì hay lắm, nhưng làm thì chỉ là một con số không to tướng.

Cũng từ thời điểm đó giới trẻ Việt Nam bắt đầu đam mê truyện Nhật Bản, thấy đẹp nên bắt chước vẽ theo, rất nhiều bạn cũng tập tành vẽ theo nét vẽ đó, không thể nào trách họ mê truyện nước ngoài được, vì truyện tranh Việt Nam chúng ta không có để mà đáp ứng cho họ, nhưng từ chỗ đam mê bắt chước, các bạn trẻ lại lên giọng kẻ cả, phê phán đòi hỏi xã hội phải làm cái này cái nọ cho họ, phải đáp ứng cho họ những bộ truyện này truyện kia để thích hợp với lứa tuổi của họ, không vừa ý thì họ lên án, chống đối, chê trách. Tôi không đồng ý về những thái độ này, vì các bạn ấy chỉ biết khinh miệt mà không biết xây dựng, các bạn nói nhiều lắm, nhưng chính các bạn đã đưa ra được một đề tài nào mới, một nhân vật nào mới hoặc một kịch bản nào mới chưa? Hay là chỉ biết đưa lên mạng những hình ảnh bắt chước anime manga của Nhật Bản rồi lại tự phong cho mình là trào lưu hiện tại, là đã tìm ra thần tượng của giới trẻ, v.v và v.v…

Năm này qua năm khác, lối vẽ ấy đã nhập tâm trong óc, hễ cầm bút lên phác thảo là giống như lối vẽ Nhật Bản. Người xưa có nói: “Trong nghệ thuật, bắt chước chính là tự giết mình”. Quả thật một số đông bạn trẻ có đưa cho tôi xem một vài trang vẽ của mình, tôi cố tìm ra một nhân vật nào đó khác với manga anime để thể hiện sự sáng tạo của bạn ấy nhưng hầu như không có. Mà nói thật, bắt chước thì làm sao đẹp bằng nguyên bản truyện Nhật được. Điều đáng bắt chước anime và manga đó là học hỏi cách dựng hình nhân vật, cách phân cảnh sao cho sinh động và hấp dẫn, cách ứng dụng đồ họa vi tính làm nền, đổ tram vào tranh vẽ… thì chúng ta không học, chúng ta cứ bắt chước vẽ mắt cho to, cho long lanh như họ, miệng mím nhỏ lại hoặc há toác ra mười hình như một, điều đó có lợi gì đâu? Chắc chắn họ vẽ đẹp hơn ta rồi. Do đó mà có một vài bạn trẻ sau khi vẽ được đôi ba chục trang đưa tới Nhà Xuất Bản, NXB thấy giống truyện Nhật quá, mà lại không đẹp và hay bằng truyện Nhật, do đó ai dại gì bỏ tiền ra đầu tư in ấn nên từ chối, NXB không nhận nên tác giả sinh ra buồn lòng và cho rằng xã hội không ưu ái đến “tài năng” của mình, và thế là lại đả kích truyện tranh Việt Nam tiếp. Những việc làm như thế này chắc chắn không có lợi cho sự phát triển truyện tranh Việt Nam cũng như cho chính tác giả trẻ ấy.

Vậy thì theo chúng tôi, bạn hãy nhìn vào thực tại mà sáng tác ra cái mới, cho dù chưa hay nhưng là của mình, dần dần rồi cũng sẽ đẹp và hay thôi, tôi nghĩ nếu cố gắng thì các bạn trẻ ấy sẽ thành công. Xin các bạn trẻ hãy nhớ rằng, để tạo nên lối vẽ Anime Manga, các họa sĩ Nhật Bản phải bỏ ra hằng chục năm mới có được như ngày hôm nay, chúng ta cần học hỏi họ chứ đừng nên bắt chước y khuôn theo họ, vì bắt chước thì không thể nào bằng họ rồi, mà chúng ta lại bị đánh mất chính mình nữa.

Một điều tôi muốn nhắn nhủ các bạn trẻ là hãy nói ít lại và dành thời gian cầm bút vẽ nhiều hơn đi, và quan trọng hơn là hãy biết khiêm tốn học hỏi, chớ vội khoe khoang và chê bai người này người khác mà hãy tìm học cái hay trong họ, ngay chính tôi đây, tôi đã có hơn 500 đầu truyện tranh được xuất bản, đầu đã hai thứ tóc, thế mà tôi vẫn phải ráng học, học từ anime manga, học từ những ý tưởng ngây ngô mới lạ của các em nhỏ, học từ những bức tranh vẽ chệch choạc của các bạn trẻ để tìm ra cái hay cái mới. Không muộn đâu các bạn ạ! Tôi tin rằng với niềm say mê và tin vào khả năng của mình, các bạn sẽ thành công, vực dậy được thị trường truyện tranh Việt Nam hiện nay, và biết đâu sau này sẽ có một lối vẽ mang đậm phong cách riêng cho Việt Nam mình như manga của Nhật vậy, phải không các bạn?

Hãy cùng đến Vancouver

Posted by bước đi của hạnh phúc on , under , , | comments (0)



ChasseNeige, cosplayer vừa được Ichi giới thiệu cách đây không lâu hóa ra không chỉ cosplay các nhà soạn nhạc - bạn í còn cosplay cả Hetalia nữa nè ;)) Độc giả Ichi chắc không lạ lẫm gì Hetalia đâu nhỉ? Là một câu chuyện khai thác đề tài lịch sử theo khía cạnh hài hước, "Hetalia - Axis Powers" lấy bối cảnh thời giữa Thế chiến thứ I và Thế chiến thứ II. Trong truyện, các quốc gia đều được nhân cách hóa thành những anh chàng đẹp trai (bishounen) dựa vào đặc điểm của mỗi nước.




Đội ngũ nhân vật đông đảo đại diện cho các quốc gia



Này thì chibi~



"Cận cảnh" độ đẹp trai...


Những hình ảnh cosplay Hetalia lần này của ChasseNeige tuy không hoành tráng lung linh bằng bộ ảnh cosplay Chopin, nhưng nếu so sánh với sự đáng yêu của anime thì có lẽ là ChasseNeige đã làm rất tốt. Dễ thương không chịu được í! (xD) Chasse cosplay Matthew (đại diện cho Canada) đấy. Hãy cùng Ichi check nào!


Canada__s_Love_by_ChasseNeige.jpg

Canada_by_ChasseNeige.jpg

Hetalia___Across_his_Land_by_ChasseNeige.jpg

Hetalia___Across_his_Land_by_ChasseNeige_cut.jpg

Hetalia___Canada__s_New_Pet_by_ChasseNeige.jpg

Hetalia___From_Far_and_White_by_ChasseNeige.jpg

Góc nhỏ quen thuộc :")


Hetalia___Impending_Danger_by_ChasseNeige.jpg

Hetalia___Impending_Danger_by_ChasseNeige_cut.jpg

Hetalia___Youthful_Days_by_ChasseNeige.jpg

Will_you_play_with_me__sir__by_ChasseNeige.jpg

Will_you_play_with_me__sir__by_ChasseNeige_cut.jpg

Hetalia___Maid_in_Training_by_ChasseNeige.jpg

Canada "cosplay" maid của Pháp? :))

APH___Valour_is_Encouraged_by_ChasseNeige.jpg

Pháp âm mưu "thôn tính" Canada chăng? ;))

HETALIA___Preview_by_ChasseNeige.jpg

Ôi giồi ôiii :")



Bò Cosplay
(Theo Deviant)

Nghệ thuật hoạt hình Nhật Bản

Posted by bước đi của hạnh phúc on , under , | comments (0)



Ở các nước khác, hiếm có thứ phim hoạt hình dành cho người lớn vì nguồn gốc phim hoạt hình là từ thể loại truyện bằng tranh dành cho trẻ em. Nhưng ở Nhật, truyện tranh, gọi là manga, đã trở thành cả một ngành công nghiệp khổng lồ. Có thứ truyện tranh dành cho các bà nội trợ, doanh nhân và các nữ sinh. Nên không ngạc nhiên gì khi có những phim hoạt hình dành cho người lớn.

Trong loại phim hoạt hình dành cho nữ sinh chẳng hạn, có những phim dài đến 100 tập như Kikis Delivery Service và có rất nhiều phim bán chạy ở cả nước ngoài. Những phim xuất khẩu mạnh thường mô tả những anh hùng có sức mạnh siêu nhiên, những người máy và quái vật khủng khiếp, đầy những bạo lực, sex và tàn sát hàng loạt.

Osamu Tezuka

Nhưng thực ra truyền thống truyện tranh của Nhật đã có từ lâu đời. Tận thế kỷ 12, ở nước này đã có loại tranh bốn bức, tựa như tứ bình ở Việt Nam, gọi là Chojugiga, mỗi bộ bốn bức lại tả những con khỉ, cóc, thỏ và rồng được nhân cách hoá làm những việc như con người. Những bộ tranh ấy thể hiện tài năng và óc thâm thúy tuyệt vời của người nghệ sĩ và vẫn còn quyến rũ người xem hiện đại. Những thợ in lừng danh của Nhật ở thế kỷ 18 và 19, như Hiroshige, Hokusai và Utamaro đã có ảnh hưởng lớn đến sự ra đời của tranh hiện đại. Và khi Nhật mở cửa giao thương với Tây phương trong thế kỷ 19, nghệ thuật Nhật cũng ảnh hưởng tới hội hoạ Tây phương, như người ta đã tìm ra bằng chứng đó trong tranh của Van Gogh, Degas hay Whistler. Nhưng họa sĩ thực sự làm cách mạng trong truyện tranh Nhật là Osamu Tezuka.

Manga "Sư tử trắng Leo" của Osamu Tezuka

Ông sinh năm 1928, có bố và ông nội đều làm bác sĩ nhưng lại ông lại quyết tâm bỏ nghề y để đi làm truyện tranh. Ông là người Nhật đầu tiên vẽ một cảnh ở nhiều góc nhìn khác nhau tựa như khi người ta quay phim bằng nhiều máy quay ở các vị trí khác nhau vậy. Điều này khiến truyện tranh, và cả phim hoạt hình của ông sau này, trở nên hấp dẫn hơn. Ông cũng đưa truyện tranh khỏi lãnh vực vui nhộn thuần túy, và trong phim của ông có cả nước mắt, oán thù, căm hờn,v.v. và kết thúc phim không phải bao giờ cũng có hậu. Bộ truyện tranh đầu tiên của ông, Shintakarajima (Đảo châu báu mới), là tổng hợp các yếu tố phiêu lưu của các tác phẩm lừng danh bên phương Tây như Đảo Châu báu, Tarzan và Robinson Crusoe, và nó đã thành công rực rỡ.

Sau đó ông lao vào hai bộ truyện và phim hoạt hình. Bộ thứ nhất là Kimba- Chú sư tử trắng (bộ này rõ ràng là tiền thân của Simba Vua sư tử của hãng Disney) và bộ thứ hai là Astro Boy, một chú robot vạn năng. Những bộ manga này khiến ông nổi tiếng và giàu có. Năm 1963, ông lập công ty riêng và sản xuất phim Astro Boy, bộ phim hoạt hình truyền hình nhiều tập đầu tiên của Nhật. Bộ này dài 192 tập, chiếu từ 1963 đến tháng 12.1966 mới hết. Sau bộ phim này, công ty của ông, cũng như cả nền công nghiệp phim hoạt hình của Nhật phát triển dữ dội và trở thành một hiện tượng ở Nhật.

Ngày nay, phim hoạt hình Nhật đã chiếm lĩnh một vị trí đáng kể trên thị trường thế giới. Bất kỳ một cửa hàng cho thuê băng video nào cũng đều có một dãy kệ ngày càng rộng để chứa các bộ phim hoạt hình nhiều tập của Nhật. Để cho phim dễ dàng thâm nhập thị trường nước ngoài, các nhân vật trong phim được vẽ không giống người Nhật chút nào (ngoại trừ những tên gọi): to lớn, lực lưỡng, tóc đủ màu chứ không đen như dân châu Á, cao ráo, chân dài như người mẫu... Tuy rằng ban đầu những phim này được làm để tiêu thụ trong nước trước khi chúng được xuất khẩu, nhưng hầu như người Nhật đã quen với những hình tượng đó và không hề thắc mắc gì cả.




Phim họat hình CG Astro Boy

Một nét nổi bật khác trong các nhân vật hoạt hình Nhật là đôi mắt. Những đôi mắt to khác thường, long lanh đủ màu sắc. Tezuka nói là ông vẽ bắt chước theo các phim của Walt Disney. Đó là đôi mắt của các nhân vật nữ chính (Bạch Tuyết, Công chúa ngủ trong rừng, Cô bé quàng khăn đỏ) và những con thú nhỏ dễ thương ở phe chính diện. Nhưng người Nhật đã gắn đôi mắt đó cho mọi nhân vật, cả chính và phản diện.

Các nhân vật nữ trong phim hoạt hình cũng rất dữ dội, cả về ngoại hình lẫn cá tính, có lẽ hoàn toàn trái ngược với hình ảnh thông thường về một phụ nữ Nhật. Họ giống như bất cứ phụ nữ nào ở xã hội phương Tây. Nhiều yếu tố của văn minh và tập quán phương Tây cũng được đưa vào phim (như việc dùng cây thập giá để tiêu diệt ác qủi) khiến phim dễ dàng gần gũi với người xem Âu Mỹ.



Những nhân vật của Tezuka

Trong khi các phim hành động của Mỹ phải nhờ tới đủ thứ xảo thuật của máy vi tính, kinh phí làm phim lên tới vài trăm triệu đô-la thì làm một phim hoạt hình với đủ thứ chuyện ly kỳ khoa học viễn tưởng mà chỉ tốn tới 5 triệu đô-la là cùng (chưa đủ một góc tiền thù lao cho một siêu sao hành động như Tom Cruise hay Arnold Schwarzeneggers). Chưa một tay kế toán nào phải la ó về kinh phí cho việc làm phim hoạt hình. Có lẽ đây cũng là lý do khiến các hãng phim Mỹ đều đặn đầu tư vào những bộ phim hoạt hình bề thế và năm nào cũng có vài bộ phim hoạt hình thắng lớn về doanh thu. Xem ra người Mỹ lại đi sau người Nhật trong lãnh vực này.

Giang Hà
(theo Discovery)